Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI XE ĐẠP CHO TRẺ EM PHÙ HỢP QCVN 3:2019/BKHCN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI XE ĐẠP CHO TRẺ EM PHÙ HỢP QCVN 3:2019/BKHCN

1. Vì sao đồ chơi trẻ em phải chứng nhận hợp quy mới được lưu thông trên thị trường?

Đồ chơi dành cho trẻ nhỏ thường là những vật dụng phổ biến trong trong mọi gia đình. Trẻ nhỏ thường khá tò mò và không cẩn trọng, nhiều khi trẻ chưa có ý thức được những điều nguy hiểm với mình, nên an toàn của đồ chơi trẻ em là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu. Do vậy, những sản phẩm đồ chơi cần được công bố chứng nhận đồ chơi trẻ em theo QCVN 3:2019/BKHCN thì mới được phép lưu thông trên thị trường.

Các sản phẩm đồ chơi trẻ em trước khi lưu thông ra thị trường phải chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN 3:2019/BKHCN) do Bộ KH&CN ban hành.



2. Vì sao xe đạp trẻ em cần chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường?

Xe đạp cho trẻ em hiện nay có rất nhiều loại, hình dáng, kích thước khác nhau, giá trị giải trí hay sử dụng, tiện lợi của sản phẩm khác nhau. Mọi gia đình đều có nhu cầu lớn sắm sửa cho các bé.

   Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, các mặt hàng xe đạp dành cho trẻ đang bị buông lỏng quản lý. Xe không rõ nguồn gốc xuất xứ hay không đảm bảo chất lượng được bày bán tràn lan, khiến việc quản lý của nhà nước trở nên khó khăn. Và việc các gia đình mua sắm sử dụng cho trẻ nhỏ sẽ không đảm bảo an toàn cho các bé.

  Chính vì những lý do trên, những sản phẩm xe đạp cần phải được chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em và được công bố hợp quy theo quy định pháp luật hiện hành thì mới được phép lưu thông trên thị trường theo “Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn Đồ chơi trẻ em” QCVN 3:2019/BKHCN

3. Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em cho xe đạp

👉 Lợi ích đối với doanh nghiệp:

- Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
- Nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm
- Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường
- Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy định của pháp luật về đồ chơi trẻ em.

4. Thủ tục và quy trình cấp chứng nhận hợp quy

*** Quy trình Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em cho xe đạp trong nước như sau:

Bước 1: Đăng kí Đăng kí chứng nhận

   Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert (gọi tắt là “Vietcert”) tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận Hợp quy đồ chơi xe đạp điện theo QCVN 03:2019/BKHCN của khách hàng

Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình

   Với phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất tại cơ sở sản xuất

   Với phương thức 7: Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) cho từng lô sản phẩm

Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận

   Vietcert sẽ thông báo kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Nếu kết quả trên phù hợp với các yêu cầu quy định thì Vietcert cấp giấy chứng nhận Hợp quy.

*Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em cho xe ô tô điện nhập khẩu như sau:

Bước 1: 

   - Đăng ký tài khoản trên cổng thông tin 1 cửa tại: https://vnsw.gov.vn/ (đối với các KH chưa có tài khoản)

Đăng ký kiểm tra chất lượng đối với các chi cục đã có trên cổng thông tin 1 cửa bao gồm các hồ sơ:

   - Hồ sơ nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, Hoá đơn, Danh mục hàng hoá, Vận đơn, Tờ khai (nếu có), Nhãn chính, nhãn phụ sản phẩm, tài liệu khác (nếu có) 

   Lưu ý: Đối với các chi cục chưa áp dụng nhận hồ sơ tại cổng thông tin 1 cửa Quốc gia thì doanh nghiệp phải nôp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Chi cục TCĐLCL tại nơi mở tờ khai và đăng ký làm chứng nhận hợp quy tại đơn vị đã đăng ký hoạt động chứng nhận với Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP.

Bước 2:

   TH1: Chi cục phản hồi từ chối tiếp nhận hồ sơ sẽ bổ sung và đăng ký quay lại bước 1

   TH2: Chi cục tiếp nhận hồ sơ tiếp tục bước 3.

Bước 3: 

   Thực hiện làm thủ tục hải quan, bổ sung thêm mã QG đã được chi cục tiếp nhận => thông quan hàng hoá đưa hàng về kho đã đăng ký.

Bước 4:

   Sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng, thông báo cho đơn vị làm chứng nhận hợp quy (Vietcert) thực hiện đánh giá, lấy mẫu tại nơi tập kết hàng hóa, phân tích kiểm tra mẫu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.

Bước 5:

Mẫu đạt tiêu chuẩn, cấp chứng chỉ hợp quy

+ Đối với đơn vị đăng ký tại công thông tin 1 cửa thì up chứng thư lên 1 cửa quốc gia (trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ)

+ Đối với đơn vị đăng ký hồ sơ giấy nộp lại 1 bản chứng chỉ hợp quy lại cho chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kiểm tra nhà nước. 

5. Điểm lưu ý khi  chứng nhận hợp quy xe đạp trẻ em

     Xe đạp có chiều cao yên trên 435 mm thì không thuộc phạm vi của QCVN 3:2019/BKHCN

 Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn 24/7, nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ĐẤT SÉT NUNG - VIETCERT

 Gạch đất sét nung là gì ?

 

 

Gạch đất sét nung là sản phẩm được sản xuất từ đất sét (có thể pha phụ gia), tạo hình và nung ở nhiệt độ thích hợp.

 

Chứng nhận hợp quy Gạch đất sét nung có bắt buộc ?

Hiện nay, chứng nhận hợp quy Gạch đất sét nung phù hợp theo QCVN 16:2019/BXD ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng là hoạt động bắt buộc trước khi lưu thông thị trường, áp dụng với cơ sở sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

 

Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy Gạch đất sét nung:

Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy Gạch đất sét nung của VIETCERT được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tiếp xúc chào giá ban đầu

- Bước 2: Đăng ký và ký kết hợp đồng

- Bước 3: Tiến hành đánh giá tại cơ sở

Nội dung triển khai đánh giá tại cơ sở gồm: 

+ Đánh giá quá trình sản xuất (kỹ thuật, máy móc, con người, ...).

+ Lấy mẫu + thử nghiệm mẫu điển hình.

Bước 4: Thẩm xét, cấp giấy chứng nhận hợp quy

Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ hằng năm.

Bước 6: Đánh giá chứng nhận lại sau 03 năm.

Trong đó, bước 5 và bước 6 chỉ áp dụng đối với sản phẩn sản xuất trong nước.

 

Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy Gạch đất sét nung

Có ba phương thức chứng nhận hợp quy Gạch đất sét nung:

- Phương thức 1: Thử nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (không nhất thiết phải chứng nhận ISO 9001).

- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (không nhất thiết phải chứng nhận ISO 9001).

- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.

Kết quả đánh giá hợp quy Gạch đất sét nung


 


 

Sau khi hồ sơ đánh giá hợp quy đạt yêu cầu về cả quá trình sản xuất và mẫu điển hình, cơ sở được cấp giấy chứng nhận hợp quy Gạch đất sét nung và văn bản ủy quyền sử dụng dấu hợp quy. Cơ sở được chứng nhận hợp quy sẽ thể hiện dấu hợp quy trên sản phẩm được chứng nhận.

Trình tự thủ tục công bố hợp quy Gạch đất sét nung được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, cụ thể như sau:

- Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Liên hệ, đăng ký đánh giá chứng nhận hợp quy

Bước 2: Lập hồ sơ công bố hợp quy

Thành phần hồ sơ gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (công chứng);

+ Giấy chứng nhận hợp quy + phụ lục (công chứng)

+ Bản công bố hợp quy

+ Đơn đề nghị công bố hợp quy

+ Một số hồ sơ khác theo yêu cầu Sở Xây dựng

Bước 3: Nộp hồ sơ công bố tại Sở Xây dựng (01 bộ nộp công bố và 01 bộ lưu tại cơ sở).

Thời gian giải quyết công bố hợp quy Gạch đất sét nung:

- Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, Sở Xây dựng thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Sở Xây dựng gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Sở Xây dựng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:

+ Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy Gạch đất sét nung đầy đủ và hợp lệ, Sở Xây dựng ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hơp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.

+ Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Sở Xây dựng thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

 

Lý do và quyền lợi sử dụng dịch vụ chứng nhận hợp quy của VIETCERT

VIETCERT được Bộ Xây dựng cấp phép chỉ định chức năng chứng nhận (xem văn bản chỉ định);

- Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;

VIETCERT là đơn vị chuyên về lĩnh vực vật liệu xây dưng; 

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc;

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần;

- Hỗ trợ các vấn đề quản lý chất lượng phát sinh trong thanh tra, kiểm tra liên quan.

 

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG CHO SẢN PHẨM THÉP

 1. Khái niện về Thép

Thép là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác như Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu… hàm lượng cacbon trong thép nhỏ hơn 2,14%. 

Phân loại: Tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố trong thép mà người ta phân thép thành hai nhóm là thép cacbon và thép hợp kim. Trong đó:

Thép cacbon: ngoài sắt và cacbon thì còn một số nguyên tố khác gọi là các tạp chất trong thành phần của thép như: Mn, Si, P, S…

Thép hợp kim: ngoài sắt và cacbon và các tạp chất, người ta cố tình đưa thêm vào các nguyên tố đặc biệt với một hàm lượng nhất định để làm thay đổi tổ chức và tính chất của thép cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. Các nguyên tố được đưa vào thường là Cr, Ni, Mn,…

Kết cấu thép: Những sản phẩm thép dùng để chế tạo kết cấu thép xây dựng, như là:

Thép lá: là loại thép cán nóng chế tạo ở dạng tấm và cuộn, thép cán nóng và cán nguội mỏng ở dạng cuộn; thép cán nóng rộng bản được gia công phẳng.

Thép hình: là thép được tạo hình U, I, T, thép ống... bằng các phương pháp gia công như: gia công nhiệt, gia công cơ học nóng, gia công cơ học nguội. 

Các dạng chủ yếu của thép hình: Thép góc, chữ U, chữ I, chữ U và I thành mỏng, các loại ống.

2. Những văn bản pháp luật quy định về việc chứng nhận chất lượng cho sản phẩm thép:

Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN: thông tư liên tịch quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. 

Thông tư 07/2017/TT-BKHCN: ban hành ngày 16/6/2017, hiệu lực 1/10/2017. Quy định về việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học công nghệ

Quyết định 3810/QĐ-BKHCN: ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2019, hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định về việc công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học công nghệ. Quyết định này thay thế Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

QCVN 07:2019/BKHCN: quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông

QCVN 20:2019/BKHCN: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ

Và việc Chứng nhận chất lượng thép là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép, và việc cuối cùng trước khi sản phẩm này được lưu hành trên thị trường là bắt buộc phải thực hiện công bố chất lượng.

Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ: 
-------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT 
Hotline/Zalo: 0905 527 089 


Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001

 CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001

CHỨNG NHẬN ISO 14001:2015 – GIÚP DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LUẬT ĐỊNH


Theo quy định mới đưa ra tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 (Quy định tại Điều 22, mục 5 và Điều 25, mục 1 sửa đổi bổ sung Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường)

Vậy các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bao gồm những loại hình doanh nghiệp nào? Căn cứ Phụ lục IIa kèm theo Nghị định 40/2010/NĐ-CP, các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bao gồm các nhóm sau:

Nhóm I
- Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
- Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
- Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
- Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
- Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
- Thuộc da;
- Lọc hóa dầu;
- Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;
Nhóm II
- Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
- Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
- Sản xuất pin, ắc quy;
- Sản xuất clinker;
Nhóm III
- Chế biến mủ cao su;
- Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
- Chế biến mía đường;
- Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.

ISO 14001 LÀ GÌ?
- Tiêu chuẩn ISO 14001, phiên bản mới nhất là ISO 14001:2015 xác định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, cung cấp căn cứ để đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp.

- ISO 14001 chỉ ra một khuôn khổ mà tổ chức có thể tuân theo để xác định các tác động đến môi trường, thực hiện hệ thống kiểm soát để ngăn ngừa và giảm ô nhiễm, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý.

- ISO 14001 cho phép tổ chức có được nhận thức cần thiết về các vấn đề môi trường liên quan đến các hoạt động của tổ chức, giúp giảm chất thải và giảm tiêu hao năng lượng điện, tăng hiệu quả của các quy trình và máy móc, tiết kiệm chi phí của việc không tuân thủ pháp luật. ISO 14001 cho phép xác định và giám sát các mục tiêu đầy đủ để cải tiến liên tục, dựa trên đánh giá chính xác về rủi ro môi trường.

- Chỉ khi doanh nghiệp đạt đủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn, tổ chức chứng nhận mới được phép cấp chứng chỉ ISO 14001 cho doanh nghiệp. Chứng chỉ này như là minh chứng cho việc hệ thống quản lý môi trường tại doanh nghiệp được vận hành, duy trì một cách ổn định, tuân thủ các quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu ra trong tiêu chuẩn

ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 14001, DOANH NGHIỆP ĐƯỢC GÌ?

- Ngày càng có nhiều công ty và tổ chức yêu cầu các nhà cung cấp và các bên liên quan của họ cam kết cải thiện hiệu suất môi trường. Chứng nhận ISO 14001 được công nhận là bước đầu tiên để đảm bảo độ tin cậy trong bối cảnh này. Vậy sau khi đạt chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích gì?

- Sự tin tưởng về trách nhiệm cộng đồng: Mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng về cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức, doanh nghiệp.

- Thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động môi trường: Thông qua việc xác lập các mục tiêu cụ thể trong chính sách môi trường và thường xuyên giám sát đo lường kết quả thực hiện để duy trì hệ thống.

- Tiết kiệm chi phí: Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng.

- Giảm thiểu rủi ro: Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ pháp lý phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm.

- Tương thích với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý: ISO 14001 được thiết kế để có thể hoàn toàn tương thích và tích hợp được với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 45001 hoặc OHSAS về An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp, và ISO 50001 về tiết kiệm năng lượng…

Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ: 
-------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT 

Hotline/Zalo: 0905 527 089 

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

THỰC PHẨM CẦN LÀM THỦ TỤC GÌ TRƯỚC KHI MANG RA THỊ TRƯỜNG?

 Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã quy định các sản phẩm cần làm thủ tục tự công bố sản phẩm và thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm. Vậy 2 loại thủ tục này áp dụng cho các sản phẩm nào và nộp hồ sơ tại đâu? Vietcert Centre xin được làm rõ 2 thủ tục này.


1. Thủ tục tự công bố sản phẩm

Đối tượng áp dụng: 

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sau đây:

  • Các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Phụ gia thực phẩm đơn chất, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Ví dụ: các loại bánh kẹo, bim bim, đồ uống, cà phê, trà, sữa, xúc xích, lạp xường, gia vị, các sản phẩm thủy hải sản đã chế biến và đóng gói, phụ gia đơn chất, nguyên liệu để chế biến thực phẩm, bát đũa, xoong chảo, cốc ly, ống hút, túi nhựa đựng thực phẩm, … Chi tiết xem tại đây

Cơ quan quản lý: 

  • Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh chỉ định. Tức là các Chi cục ATTP, Sở Công thương, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, Ban quản lý An toàn Thực phẩm cấp tỉnh/thành phố.
  •  Việc phân quyền quản lý giữa các Chi cục, các Sở là do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quy định.
  •  Hiện nay tại Hà Nội: Hồ sơ tự công bố thực phẩm được phân quyền quản lý tại 3 đơn vị bao gồm: Chi cục ATTP Hà Nội, Sở Công thương Hà nội và Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội.
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Ban quản lý An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh là cơ quan chung tiếp nhận tất cả hồ sơ tự công bố

2. Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm

Đối tượng áp dụng:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sau đây:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định. 
  • Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký các sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hoặc phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm
  • Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký công bố tại Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế:


  • Các cơ quan có thẩm quyền cấp Tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký các sản phẩm: Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký công bố tại cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh:

  • Tại Hà Nội:




  • Tại TP. Hồ Chí Minh


Quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ, vui lòng liên hệ Hotline: 0905 527 089

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

HS CODE - HƯỚNG DẪN TRA CỨU HS CODE - VIETCERT

 

Mã HS code là gì và hướng dẫn cách tra cứu mã HS code 


Mã HS code là gì?

      Mã HS (HS Code) là mã số (thường là 8 số hoặc 10 số) dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu áp dụng trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành. Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.
Dễ hiểu hơn mã HS là tên sản phẩm được mã hóa, từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm…
 


Cấu trúc mã HS Code:

Mã HS code cấu trúc gồm có:

- Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 hoặc 22 Phần, mỗi phần đều có chú giải phần.
- Chương: Gồm có 97 chương. Trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa.
- Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung.
- Phân nhóm: được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm có 2 ký tự.
- Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.

Lưu ý: Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

Lấy ví dụ về mũ bảo hiểm cho người đi xe máy có mã HS code 65061010 và mũ bảo hộ có mã HS code 65061020. Hai mã này cùng chương 65 và nhóm 06, phân nhóm 10.
Chỗ này ghép hình
Chúng ta thấy rằng 2 mã này có 6 chữ số đầu tiên giống nhau, chỉ khác nhau 2 chữ số cuối. Như vậy, HS Code có chung một cấu trúc chứ không phải sắp xếp lộn xộn. 

Hướng dẫn cách tra cứu mã HS:

     Có nhiều cách để tra cứu mã HS, tuy nhiên Vietcert xin đề xuất và hướng dẫn các bạn tra mã HS trên website của Hải Quan Việt Nam. vì đây là nguồn tin chính thống và chính xác 100%. https://www.customs.gov.vn/ 

   Ví dụ: Công ty bạn là công ty chuyên sản xuất bao bì và sắp có lô hàng xuất khẩu bao bì giấy có tráng với nhựa pp (giống như bao xi măng).
Bạn sẽ search trong danh mục tìm kiếm là: bao bì giấy tráng pp. Bạn sẽ thấy có “Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn và chú giải chương 6305: Bao và túi, loại dùng để đóng gói hàng” có liên quan: Bạn click vào 6305 để có thêm mô tả chi tiết hơn và biết được sản phẩm của mình nằm trong “Phần XI: NGUYÊN LIỆU DỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM DỆT”. Tiếp tục đọc các mô tả về sản phẩm, chúng ta biết được mã HS cho sản phẩm bao bì này là 63053390.

Mục tiêu của Danh mục HS là: 

- Đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống.
- Thống nhất mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia.
- Thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
-  Tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước, hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước. 
Hy vọng qua nội dung vừa rồi các bạn đã hình dung được mã HS như thế nào và cách tra cứu mã HS để chọn cho sản phẩm mình một mã tương ứng.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT là tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp dịch vụ tư vấn, chứng nhận với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, hệ thống văn phòng khắp cả nước. 
Mọi thắc mắc về dịch vụ chứng nhận quý khách vui lòng liên hệ số hotline 0905 527 089 hoặc để bình luận phía bên dưới bài viết để chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí cho bạn nhé.


Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn thông tin và hỗ trợ dịch vụ tốt nhất.